Tin Tức
Tác Hại Của Thức Khuya Với Chiều Cao Trẻ
- 05/07/2023
- Posted by: Thạc sĩ Giáo dục thể chất Nguyễn Thị Ngọc Tâm
- Category: Tin tức

Cha mẹ nuôi con luôn mong con có sức khỏe tốt và hình thể đẹp. Điều này thể hiện qua việc cố gắng bồi dưỡng để con có chiều cao lý tưởng. Nhưng chiều cao không giống cân nặng, cần được chăm sóc khoa học mới phát triển tối ưu. Ngoài gene di truyền, gần 80% khả năng cao lớn chịu ảnh hưởng của chế độ chăm sóc. Trong đó, giấc ngủ đóng vai trò hết sức quan trọng. Chắc chắn không cần phải hỏi thức khuya có tốt không nữa. Tất cả chúng ta đã nghe nói quá nhiều về tác hại của việc thức khuya. Nhưng cụ thể, thức khuya có tác hại gì đối với khả năng tăng cao của trẻ? Tác hại của thức khuya thể hiện qua những mặt nào? Cùng Bằng Tâm tìm hiểu thấu đáo tác hại thức khuya qua bài viết sau.
Đừng hỏi “thức khuya có tốt không?”, hãy hỏi “thức khuya có tác hại gì?”
Chúng ta đều biết, giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Điều này càng chính xác với trẻ em đang tuổi ăn tuổi lớn. Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn là trẻ em hiện nay có xu hướng ngủ trễ hơn. Bởi lẽ, trẻ mặc nhiên chịu ảnh hưởng theo nếp sống của người lớn. Nếu cha mẹ thường sinh hoạt về khuya, khó mà duy trì thói quen lên giường sớm cho trẻ.
Trong khi đó, lịch học tại trường vẫn luôn bắt đầu sớm. Nên tác hại của thức khuya đầu tiên chính là rút ngắn thời gian ngủ của trẻ. Từ việc thiếu ngủ, rất nhiều hệ lụy phát sinh, bao gồm sức khỏe thể chất, tinh thần và khả năng học tập. Trong khuôn khổ bài viết, Bằng Tâm sẽ giải thích sâu thức khuya có tác hại gì với khả năng tăng chiều cao. Mong rằng qua đó, bạn càng có thể giải thích rõ hơn cho con mình câu hỏi “thức khuya có tốt không?
Tác hại của thức khuya đối với khả năng phát triển chiều cao
Theo các nghiên cứu, khi giấc ngủ ngắn, cơ thể trẻ không có đủ thời gian sản xuất hormone tăng trưởng. Đặc biệt là nội tiết tố mang tên GH và somatotropin. Đây là 2 loại hormone tự nhiên có tác dụng thúc đẩy kích thước xương theo chiều dài. Do đó, thiếu ngủ chính là nguyên nhân lớn dẫn đến thua kém chiều cao.
Nhưng để cơ thể sản xuất hormone hiệu quả, trẻ không chỉ cần ngủ đủ, mà còn phải ngủ sớm. Cụ thể, người ta phát hiện lượng hormone sản sinh nhiều nhất trong điều kiện giấc ngủ sâu lúc 9-11 giờ đêm. Vậy nên, dù cùng ngủ đủ 8 tiếng, trẻ đi ngủ sớm hơn sẽ có khả năng cao tốt hơn. Nói cách khác, ức chế hormone tăng trưởng chính là tác hại của thức khuya. Đây là tác động tiêu cực trực tiếp lên khả năng cao lớn của trẻ, nhất là ở tuổi dậy thì.

Tác hại của việc thức khuya với khả năng hấp thu dinh dưỡng
Dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng trong chế độ chăm sóc. Nó bao gồm việc cung cấp năng lượng qua ăn uống, và khả năng hấp thu, chuyển hóa. Và có thể bạn sẽ không ngờ, thức khuya tác động xấu đến cả 2.
Đầu tiên, trẻ ngủ trễ dễ thấy đói vào ban đêm và ăn nhiều hơn nhu cầu. Tình trạng càng tệ hơn nếu lúc này trẻ được ăn đồ ngọt, chất béo khó tiêu hóa. Ăn nhiều làm tăng cân nặng và gây áp lực lớn hơn lên khung xương. Như vậy, chiều cao khó tăng hoặc tăng chậm hơn cũng là điều dễ hiểu.
Nhưng tác hại của việc thức khuya không dừng tại đó. Khi trẻ ngủ trễ, lượng insulin tiết ra không đủ để kiểm soát đường huyết. Điều này dẫn đến tình trạng tích mỡ trong gan và làm phát sinh nguy cơ tiểu đường. Chưa kể nếu trẻ ăn khuya thành thói quen, hệ thống tiêu hóa rất dễ gặp rối loạn. Lâu dần, trẻ không chỉ gặp vấn đề như táo bón, đầy hơi, mà khả năng hấp thu dưỡng chất cũng kém đi. Lúc này, cơ thể sẽ vừa gặp khó khăn trong việc tiếp nhận nguyên liệu phát triển chiều cao; vừa phải xử lý hậu quả của rối loạn. Đó là tác hại của thức khuya gây ra một cách gián tiếp.
Hạn chế tác hại thức khuya ở trẻ như thế nào?
Tác hại thức khuya nhiều như thế, nhưng khiến trẻ ngủ sớm cũng không phải điều dễ dàng. Rất nhiều người trong số chúng ta buộc phải làm việc vào ban đêm. Vậy, phải làm sao để trẻ tự giác lên giường đúng giờ, hạn chế tối đa tác hại của thức khuya?

Bằng Tâm có một giải pháp hữu hiệu chính là vận động tích cực. Điều này không đơn thuần là bắt trẻ tập luyện thể dục. Mà mục tiêu chính là tạo niềm vui, động lực qua thể dục, thể thao và các trò chơi. Khi trẻ vận động và toát mồ hôi đủ nhiều, não bộ sẽ phát tín hiệu nghỉ ngơi. Lúc này, trẻ buồn ngủ một cách tự nhiên. Giấc ngủ cũng sẽ sâu và dài, tạo điều kiện lý tưởng cho hormone tăng trưởng.
Với học sinh tại thể dục Bằng Tâm, cường độ vận động được kiểm soát hợp lý với thể trạng của từng em. Cách thức vận động cũng được thầy cô quan tâm điều chỉnh. Điều này giúp các con tăng chiều cao nhanh một cách an toàn, hạn chế chấn thương và các dị tật ảnh hưởng lên cột sống.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần phối hợp nhịp nhàng để có hiệu quả tốt hơn. Đó là thường xuyên nhắc nhớ con về tác hại của thức khuya; dạy con cách ăn uống khoa học; đồng thời tạo điều kiện để con được vận động đúng đủ đều.
Kết luận
Chăm sóc con khoa học ngay từ nhỏ với dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ tốt chính là chìa khóa giúp con sở hữu chiều cao lý tưởng khi trưởng thành. Mong rằng qua bài viết, bạn đã có thêm thông tin để đúc rút cách nuôi con phù hợp.

Nếu cần được hỗ trợ về cách thức vận động phù hợp độ tuổi, hãy liên hệ Bằng Tâm ngay. Bằng Tâm có hơn 10 năm kinh nghiệm tối ưu chiều cao của trẻ em Việt Nam. Chúng tôi cũng có sự cộng tác về dinh dưỡng, y tế, khoa học, tâm lý để đem đến lời tư vấn đầy đủ và uy tín nhất cho các bậc phụ huynh.