Tin Tức
Bệnh Cúm Mùa Gây Nên Bởi Nguyên Nhân Nào?
- 11/03/2025
- Posted by: nguyenbaokimhoang@truyenthongdps.com
- Category: Tin tức

Bệnh cúm mùa là gì? Bệnh cúm mùa gây nên bởi nguyên nhân nào mà khiến cơ thể khó chịu lâu đến thế? Câu hỏi bệnh cúm mùa được gây nên bởi nguyên nhân nào và làm sao để phòng tránh đang rất được phụ huynh quan tâm trong hiện tại? Vậy thì bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp bệnh cúm mùa được gây ra bởi nguyên nhân nào. Thêm vào đó, chúng ta cũng sẽ tìm hiểu cách chăm sóc và phòng ngừa hiệu quả. Cùng bắt đầu để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình thật tốt nhé.
Bệnh cúm mùa là gì?
Bệnh cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp khá phổ biến. Bệnh xuất hiện theo mùa và có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp như mũi, họng và phổi. Khi mắc bệnh, cơ thể phát sinh các triệu chứng đặc trưng như:
- Sốt (thường trên 38°C) kèm theo ớn lạnh.
- Đau nhức cơ thể, đau đầu, mệt mỏi.
- Ho khan, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.
- Chán ăn, uể oải, có thể buồn nôn.

Cúm mùa thường kéo dài từ khoảng 7 ngày. Với người có sức đề kháng yếu như trẻ nhỏ, bệnh càng dai dẳng và có thể dẫn đến cách biến chứng nghiêm trọng hơn như:
- Viêm phổi hoặc bội nhiễm vi khuẩn.
- Suy hô hấp, tổn thương phổi kéo dài.
- Viêm xoang, viêm tai giữa, đặc biệt ở trẻ em.
- Ảnh hưởng đến tim mạch và hệ thần kinh ở những người có bệnh nền.
Bệnh cúm rất dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. Do đó, chúng ta cần đặc biệt chú ý hơn trong giai đoạn chuyển mùa. Sau khi đã biết bệnh cúm mùa là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu đến bệnh cúm mùa gây nên bởi nguyên nhân nào?
Bệnh cúm mùa được gây nên bởi nguyên nhân nào?
Bệnh cúm mùa do một số chủng virus gây ra. Đây là nhóm virus có khả năng biến đổi nhanh chóng và lây lan mạnh. Chúng có nhiều loại, phổ biến nhất là:
- Virus cúm A: Chủng virus có khả năng biến đổi cao và gây ra các đại dịch cúm.
- Virus cúm B: Gây bệnh nhẹ hơn so với cúm A nhưng vẫn có thể dẫn đến biến chứng.
- Virus cúm C: Hiếm gặp và thường chỉ gây bệnh nhẹ.
Khi nói đến cúm, tốc độ lây nhiễm chính là lý do khiến chúng trở nên đáng sợ. Lịch sử loài người đã chứng kiến nhiều đợt bùng nổ bệnh dịch làm tê liệt hệ thống y tế. Vậy khả năng lây nhiễm bệnh cúm mùa được gây ra bởi nguyên nhân nào?
Thứ nhất là qua giọt bắn. Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, virus sẽ phát tán ra không khí và lây nhiễm cho người xung quanh.
Thứ hai là qua các tiếp xúc bề mặt chung. Qua sinh hoạt của người bệnh, virus có thể bám trên tay nắm cửa, bàn ghế,… Người khỏe mạnh vô tình chạm vào các bề mặt dính khuẩn này, sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng,… cũng sẽ bị nhiễm bệnh.
Thứ ba là lây lan trong không gian kín. Ở những không gian đông người như trường lớp, cơ quan, trung tâm thương mại, virus sẽ tích tụ và luân chuyển bên trong qua hệ thống điều hòa.

Các biểu hiện khi mắc bệnh cúm mùa gây nên bởi nguyên nhân nào?
Mệt mỏi, đau nhức, sốt cao, chán ăn là biểu hiện chung khi nhiễm virus cúm. Bạn có từng thắc mắc vì sao cơ thể lại phản ứng như thế khi hệ hô hấp bị tấn công? Câu trả lời nằm ở cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch.
Khi phát hiện virus xâm nhập, hệ miễn dịch ngay lập tức sản xuất ra các tế bào miễn dịch để chống lại. Quá trình “đấu tranh” này tạo ra các chất nhầy, tích tụ gây viêm, sưng đau (thường tại cổ họng). Do đó, cơ thể phải ho hoặc chảy mũi để đẩy chất nhờn ra.
Trong lúc đó, cytokine cũng được hình thành. Cytokine tấn công virus, nhưng cũng gây viêm sưng và tắc nghẽn đường dẫn lưu của xong, khiến người bệnh cảm thấy đau đầu. Ngoài ra, chất này theo máu tiếp cận các cơ bắp gây đau nhức, mỏi cơ.
Còn cơn sốt khi bệnh cúm mùa được gây nên bởi nguyên nhân nào? Đó là do các tế bào bạch cầu được tạo ra để đối phó với nhiễm trùng. Khi sản sinh với số lượng lớn sẽ làm tăng nhiệt độ não bộ.
Cách chăm sóc bệnh nhân cúm mùa
Chăm sóc đúng cách rất cần thiết để giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng và triệt để. Nên bất kể bệnh cúm mùa gây nên bởi nguyên nhân nào, nếu trẻ mắc phải, thì ngoài tuân thủ phác đồ điều trị, cha mẹ nên áp dụng chế độ chăm sóc chung như sau:
- Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc để cơ thể có điều kiện tập trung năng lượng cho việc hồi phục.
- Bổ sung nhiều nước hơn bình thường, bao gồm nước lọc, nước trái cây. Nhớ phải kiêng lạnh để giảm đau họng và giữ ẩm đường hô hấp.
- Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C và kẽm như cam quýt, rau xanh để hỗ trợ tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
- Loại bỏ các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước ngọt trong giai đoạn này vì chúng làm cơ thể mất nước.
Tùy vào thể trạng trẻ, cha mẹ cũng có thể để con tập luyện thể dục nhẹ nhàng để cơ thể và tinh thần được khỏe khoắn hơn. Lưu ý rằng nếu trẻ còn sốt, cơ thể đau nhức thì nên nghỉ ngơi hoàn toàn. Trẻ chỉ tập luyện khi đã tỉnh táo và có thể tự mình sinh hoạt. Tuy nhiên lúc này, các bài tập cũng chỉ chủ yếu nhằm thư giãn gân cốt, lưu thông máu huyết. Ngoài ra, trẻ nên được hướng dẫn tập hít thở sâu để chức năng phổi được hồi phục tốt hơn.

Biện pháp phòng tránh cúm mùa cho trẻ
Để chủ động bảo vệ trẻ khỏi cúm mùa, cha mẹ nên:
- Tiêm vaccine cúm theo khuyến nghị.
- Hướng dẫn trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Đẹo khẩu trang khi ở nơi đông người
- Tăng cường sức khỏe bằng chế độ ăn lành mạnh và tập luyện thể dục thể thao/
Khi trẻ có sức miễn dịch cao và được bảo vệ đầy đủ từ trong ra ngoài, bệnh cúm mùa gây nên bởi nguyên nhân nào cũng rất khó xâm nhập gây hại. Như vậy, cha mẹ cũng không cần lo về vấn đề biến chứng hoặc di chứng trên cơ thể con.
Lời kết
Virus luôn tồn tại, chu kỳ thay đổi thời tiết luôn xoay vòng nên cúm mùa sẽ liên tục quay lại hằng năm. Vì vậy, bồi dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh bằng những thói quen tốt là điều quan trọng nhất.
Tại Bằng Tâm, học viên nhí luôn được HLV hướng dẫn ý thức trong khi tập luyện thể dục. Trẻ được dạy cách chọn thực phẩm tốt, giữ gìn vệ sinh và tinh thần tự giác chứ không chỉ là vận động đơn thuần. Đây cũng chính là một trong những lý do lớp Thể Dục Phát Triển Chiều Cao được phụ huynh ưu ái chọn lựa cho con em mình.