Tin Tức
Trẻ Thừa Cân – Chế Độ Ăn Uống Và Tập Luyện
- 01/07/2022
- Posted by: Thạc sĩ Giáo dục thể chất Nguyễn Thị Ngọc Tâm
- Category: Uncategorized

Cùng với sự phát triển của xã hội, tình trạng trẻ em bị thừa cân hiện đã không còn hiếm gặp nữa. Vậy, hậu quả tình trạng thừa cân là gì và người lớn nên lên thực đơn – chế độ ăn cho trẻ như thế nào để phòng và cải thiện tình trạng thừa cân của trẻ? Sau đây hãy cùng Thể dục Bằng Tâm tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân, hậu quả từ tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ
Thừa cân là tình trạng cân nặng quá cao so với cân nặng bình thường và chiều cao. Béo phì là tình trạng bị tích lũy quá nhiều mỡ trong cơ thể.
Nguyên nhân trẻ thừa cân
Nguyên nhân gây ra tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ em hiện nay là do:
Cho trẻ nạp quá nhiều năng lượng mỗi ngày, năng lượng dư thừa chuyển hóa thành mỡ. Để trẻ ăn dư thừa lượng đồ ngọt, chất béo, ăn vặt thường xuyên
Trẻ giữ thói quen lười ăn rau, dậy muộn bỏ bữa sáng và ăn nhiều vào buổi tối
Cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày và thức khuya, ăn đêm.
Hậu quả tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ
Trẻ sẽ có xu hướng tự ti vì khác biệt với bạn bè, lâu dần dễ bị trầm cảm.
Khi thừa cân sẽ khiến trẻ hoạt động khó khăn, ít hoạt động sẽ càng béo hơn.
Gây ra nhiều bệnh mạn tính quá sớm ảnh hưởng tiêu cực cho trẻ.
Tình trạng thừa cân ở trẻ là mối nguy hại, nguy hiểm vô cùng nghiêm trọng. Nếu không có biện pháp chữa trị hay ngăn chặn kịp thời cho trẻ. Trẻ sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và bản thân, đó điều đáng buồn đối với trẻ.
Điều chỉnh chế độ ăn – thực đơn cho trẻ thừa cân
Khi trẻ nhà bạn bắt đầu có những biểu hiện của thừa cân, béo phì. Thì cha mẹ nên ngay lập tức nghĩ đến cách cho con. Để khi lớn lên trẻ có thể có đủ sự tự tin như những bạn cùng trang lứa khác. Về cơ bản, trẻ thừa cân vẫn cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Phần chất dinh dưỡng tiếp tục nạp vào là để trẻ phát triển về thể chất. Do đó thay vì bắt con nhịn ăn để tiêu hao năng lượng dư thừa. Thì người lớn hãy điều chỉnh chế độ ăn – tạo thực đơn hợp lý cho trẻ.

Trẻ thừa cân nên ăn gì?
Ý nghĩa và cách tạo thực đơn chế độ ăn cho trẻ thừa cân
Câu hỏi: “Trẻ thừa cân nên ăn gì?” là thắc mắc chung của rất nhiều bậc phụ huynh. Muốn trẻ có thể làm chủ cân nặng của bản thân thật hiệu quả. Thì đầu tiên cần chú ý đến việc thay đổi khẩu phần ăn của trẻ sao cho hợp lý. Chế độ ăn – thực đơn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giảm mỡ của trẻ thừa cân. Việc thay đổi này cần thực hiện một cách từ từ và khoa học nhất có thể. Vì thay đổi đột ngột sẽ gây hại cho quá trình phát triển thể chất bình thường của trẻ.
Trẻ thừa cân không nên – nên ăn gì?
Không cho trẻ ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên xào, các món hun khói,… Thay vào đó có thể hấp, luộc, đồng thời cho trẻ ăn ít gia vị đi sẽ tốt hơn. Những loại đồ ăn vừa béo vừa nhiều đường như bánh ngọt, bánh nướng cần loại bỏ. Khoai tây chiên, xúc xích, kem, thịt nướng, hamburger,… cũng tương tự. Để đảm bảo cho trẻ loại bỏ được cân nặng dư thừa nhưng vẫn khỏe mạnh thì người lớn có thể thêm vào chế độ ăn, thực đơn gồm các loại thực phẩm có thành phần dinh dưỡng. Nhưng phải đảm bảo ít đường và chất béo hơn như khoai lang, ngô,… Có thể tập cho trẻ ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây, ngũ cốc ăn kiêng,…

Các thực phẩm khác
Trong quá trình thay đổi này, sữa là yếu tố rất cần thiết cho sức khỏe của trẻ. Vì sữa cung cấp rất nhiều các vi chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tiêu biểu như canxi, các vitamin và khoáng chất khác cho sự phát triển thể chất. Tuy nhiên hãy hạn chế các loại sữa béo vì nó cũng là thủ phạm gây ra béo phì.
Bổ sung cho trẻ chất dinh dưỡng thông qua các sản phẩm sữa không chứa chất béo
Hãy tăng cường lượng thức ăn cho trẻ các bữa ăn chính cùng gia đình. Ăn chắc bụng để hạn chế các bữa ăn vặt, khiến trẻ quen dần với điều này. Hãy cho trẻ ngồi ăn cùng gia đình, gia đình cũng tập ăn theo chế độ lành mạnh. Nhờ vậy có thể giúp trẻ không tủi thân vì phải ăn thực đơn riêng.
Nước lọc, nước ép trái cây, sinh tố trái cây các loại rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên bạn chỉ nên cho trẻ dùng nước ép trái cây một cách vừa phải. Vì nếu uống quá nhiều sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa đồng thời tăng lượng đường.
Hạn chế không cho trẻ uống các loại nước ngọt có ga, và không ăn tối trước khi đi ngủ. Đồng thời hạn chế cho trẻ đi ăn nhà hàng, ăn các thực phẩm đóng gói ăn sẵn. Gia đình cũng không nên dự trữ đồ ăn vặt trong nhà, thay vào đó là nhiều trái cây hơn.

Chế độ luyện tập cho trẻ
Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể thao, thể dục, rủ trẻ đi chạy bộ.
Lên kế hoạch tập thể dục cho trẻ thừa cân ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu thừa cân. Có thể cho trẻ tập các bài tập vào sáng và chiều, ngoài giờ học, xa bữa ăn.
Chú trọng sở thích của trẻ, để trẻ chơi các môn thể thao dễ dàng gần gũi với cuộc sống. Ví dụ như: đi bộ đến trường, chạy, nhảy dây, đá bóng, đánh cầu lông, bơi lội,…
Nên hướng dẫn trẻ làm các công việc ở nhà như quét, lau nhà, lau rửa cửa kính,…
Hạn chế cho trẻ ngồi xem tivi, điện thoại, máy tính, chơi các trò chơi điện tử…
Khuyến khích trẻ tham gia các môn thể thao vận động cường độ từ thấp đến cao.
Cho trẻ tập các bài tập tích cực với thời lượng và cường độ hợp lý. Tuyệt đối không nên ép trẻ tập quá nhiều sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mau nản.
Không nên bắt trẻ học quá nhiều đồng thời tập quá nhiều lại không được ăn vặt. Hãy tạo điều kiện để trẻ được vui đùa chạy nhảy sau những giờ học căng thẳng.

Lời kết
Trên đây là các thông tin về nguyên nhân và tác hại của béo phì là gì, đồng thời gợi ý thực đơn – chế độ ăn và tập thể dục cho trẻ thừa cân để người lớn có thể tham khảo, giúp đỡ con em mình. Béo phì ở trẻ gây ra những hệ lụy tiêu cực không mong muốn cho cả trẻ và gia đình. Vì vậy những người làm bố làm mẹ cần tập dần lối sống lành mạnh, ăn uống phù hợp. Kết hợp với việc cho trẻ vận động tập thể dục thường xuyên; tránh xa điện tử. Để cân trong nhà, hằng ngày theo dõi cân nặng cho trẻ, tránh để trẻ thừa cân nặng. Nếu bạn có nhu cầu tìm các khóa học rèn luyện thể lực phù hợp cho trẻ. Hãy liên hệ sớm với Thể Dục Bằng Tâm để đăng ký khóa học thật sớm nhé!