Bóng chuyền là một môn thể thao thú vị và được yêu thích trên toàn thế giới. Tuy nhiên, đối với những người mới tìm hiểu về bộ môn này, việc hiểu rõ về số lượng và ý nghĩa của các vị trí trên sân bóng chuyền là điều không hề đơn giản. Với hy vọng giúp bạn có được cái nhìn tổng quan và thấu hiểu rõ hơn về môn bóng chuyền, Bằng Tâm sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về số lượng và vai trò của từng vị trí trên sân. Từ đó giúp nắm bắt được cách thức chơi và phát triển kỹ năng một cách tốt nhất. Cùng tìm hiểu nhé!
Có bao nhiêu vị trí trên sân bóng chuyền?
Đối với bộ môn thi đấu bóng chuyền da, đội hình bóng chuyền sẽ gồm có 12 cầu thủ (tính cả cầu thủ thi đấu và cầu thủ dự bị). Trong đó bao gồm: 1 chủ công, 2 phụ công, 1 đối chuyền, 1 chuyền 2 và 1 Libero. Mỗi trận sẽ có 6 cầu thủ được ra sân và được sắp xếp vị trí, vai trò tùy theo chiến thuật của đội.
Ý nghĩa các vị trí trên sân bóng chuyền?
Mỗi vị trí trên sân bóng chuyền sẽ đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau; nhằm đảm bảo duy trì bộ môn bóng chuyền thành một thể thống nhất đúng quy định và chuyên nghiệp hơn. Cụ thể như sau:
Vị trí chủ công
Vị trí chủ công hay còn có tên gọi khác là Outside hitters (tay đập ngoài/ tay đập biên) hoặc Left side hitters (tay đập biên trái). Đây là tay đập chính của toàn đội, đảm nhiệm trọng trách tấn công và ghi điểm cho đội.

Những cầu thủ chơi ở vị trí này phải có chiều cao, sức bất tốt và khả năng đập bóng uy lực tạo nên “sóng gió” cho hàng phòng ngự của đối phương. Chủ công sẽ nhận các đường chuyền bóng từ vị trí chuyền 2 và các pha bắt bóng bước 1 không tốt từ vị trí Libero. Sau đó thực hiện các cú đập bóng để ghi điểm.
Vị trí phụ công trên sân bóng chuyền
Vị trí phụ công hay còn gọi là Middle blockers (tay chắn giữa) hoặc Middle hitters (tay đập giữa). Những cầu thủ thi đấu ở vị trí này phải có sự nhanh nhẹn, sức bật tốt và khả năng cân bằng giữa tấn công và phòng thủ cho đội.
Khi tấn công, cầu thủ phụ công sẽ đứng gần và di chuyển xung quanh vị chuyền 2 để phối hợp tạo nên những đường tấn công nhanh, chớp nhoáng. Còn khi phòng thủ, cầu thủ phụ công sẽ tạo thành một rào chắn sát lưới hoặc sát biên để đánh chặn những đường bóng tấn công từ phía đối thủ.
Vị trí đối chuyền
Vị trí đối chuyền hay còn được gọi là Opposite hitters hay Right side hitters (tay đập biên bên phải). Những cầu thủ này có khả năng phán đoán tốt; đảm nhận nhiệm bật cao tạo ra rào chắn để chặn các cú đập bóng chủ lực từ phía đối thủ. Đồng thời, họ cũng giữ vai trò giống như một cầu thủ chuyền 2 khác của đội.

Vị trí chuyền 2 trên sân bóng rổ
Đúng như tên gọi, chuyền 2 là vị trí chạm bóng thứ 2 trong các đường bóng của đôi. Vị trí này có nhiệm vụ phân phối bóng đến vị trí của các tay đập đánh bóng để tấn công ghi điểm.
Đây là vị trí quan trọng, giúp điều phối, giữ nhịp trong các đợt tấn công của toàn đội. Do đó, những cầu thủ chơi ở vị trí này cần có sự nhanh nhẹn, tốc độ để có thể di chuyển bao quát khắp mặt sân. Đồng thời phải có khả năng quan sát và kỹ năng tốt để tạo ra những đường chuyền “ăn tiền” để đồng đội có thể ghi điểm.
Vị trí Libero
Libero trong tiếng Anh có nghĩa là tự do. Cầu thủ chơi ở vị trí này có thể thay thế cho kì vị trí nào khác trong trận đấu. Tuy nhiên, mỗi trận, Libero chỉ có thể thay thế cho một vị trí duy nhất trong đội. Cầu thủ Libero sẽ mặc trang phục khác màu so với các thành viên còn lại.

Trên sân thi đấu, Libero không được phát bóng, chắn bóng hay định phá bóng. Họ cũng không cần tham gia vào các đường tấn công mà chỉ cần chuyên tâm phòng thủ cho đội. Vậy nên, những người chơi ở Libero thường có khả năng và kỹ thuật đỡ bóng bước 1 tốt. Đồng thời có sự nhanh nhẹn, phán đoán và phản xạ tình huống nhanh, trở thành một điểm tựa vững chắc cho đội nhà trong mỗi đợt tấn công.
Vị trí quy định của các cầu thủ trên sân bóng chuyền
Khi thi đấu bóng chuyền, các cầu thủ sẽ di chuyển vòng tròn theo chiều kim đồng hồ:
- Vị trí số 1: Cầu thủ này đứng ở góc dưới bên phải và là người phát bóng.
- Vị trí số 2: Cầu thủ này đứng ở bên phải hàng trên
- Vị trí số 3: Cầu thủ này đứng ở giữa hàng trên cùng
- Vị trí số 4: Cầu thủ này đứng ở bên trái hàng trên
- Vị trí số 5: Cầu thủ này đứng ở bên trái hàng dưới
- Vị trí số 6: Cầu thủ này đứng ở giữa hàng dưới
Tổng hợp các vị trí đội hình bóng chuyền phổ biến nhất

Vị trí đội hình bóng chuyền 4-2
Đội hình thi đấu bóng chuyền 4-2 sẽ bao gồm 4 tay đập và 2 tay chuyền. Ưu điểm của đội hình này là có thể dễ dàng chuyển đổi thành các đội hình tấn công khác khi di chuyển hợp lý. Tuy nhiên, nhược điểm là chỉ có 2 tay đập nên khả năng tấn công không mạnh, không đa dạng.
Vị trí đội hình bóng chuyền 5-1
Khi áp dụng đội hình bóng chuyền 5-1, trên sân sẽ chỉ có 1 vị trí làm nhiệm vụ chuyền 2. Vì thế, đội hình này sẽ có 3 tay đập khi chuyền 2 ở hàng dưới. Và có 2 tay đập khi chuyền 2 ở hàng trên. Vậy nên, với cách sắp xếp vị trí này, đội hình có thể có tới 5 tay đập.
Điểm mạnh của đội hình này là chuyền 2 luôn có 3 tay đập. Nếu vị trí chuyền 2 làm tốt nhiệm vụ thì hàng chắn giữa của đối phương sẽ không có đủ thời gian để chắn bóng cùng tay chắn biên. Như vậy, khả năng ăn điểm khi tấn công sẽ cao hơn. Đây là đội hình thường xuyên được sử dụng nhất trong các trận thi đấu bóng chuyền chuyên nghiệp.
Tổng kết
Trên đây là những chia sẻ về các vị trí trong bóng chuyền và các đội hình chiến thuật hay được sử dụng nhất. Hy vọng bài viết này là đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bộ môn này.
Chơi bóng chuyền, bơi lội, tập luyện thể thao,… là những phương pháp rất tốt để rèn luyện sức khỏe. Vậy nên, hãy tập luyện mỗi ngày để chăm sóc sức khỏe, kích thích tăng trưởng chiều cao của mình nhé!
Nếu bạn đang tìm kiếm một lớp học bóng chuyền chuyên nghiệp cho các con, hãy đến ngay với Thể dục Bằng Tâm. Tại đây, các con sẽ được học những kỹ năng đánh bóng, phản xạ và phối hợp đồng đội từ đội ngũ HLV dày dặn kinh nghiệm. Thông qua việc tập luyện và thi đấu, các con có thể rèn luyện kỹ năng xã hội, học cách tôn trọng và hợp tác với những người khác. Liên hệ ngay cho Thể dục Bằng Tâm để được tư vấn và đăng ký khóa học với học phí ưu đãi nhất nhé!